SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
2
7
4
9
9
6
2
Tin tức sự kiện 02 Tháng Mười Hai 2020 10:15:00 SA

Kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống ngành Thanh tra Tài chính (20/11/1945 – 20/11/2020)

Kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống ngành Thanh tra Tài chính (20/11/1945 – 20/11/2020), 75 năm ngày truyền thống ngành Thanh tra Việt Nam (23/11/1945 – 23/11/2020), 45 năm ngày truyền thống ngành Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh (11/1975 –11/2020) và đánh giá kết quả công tác thanh tra tài chính giai đoạn 2016 - 2020 theo Kế hoạch số 5132/KH-STC-TTra ngày 15/7/2016 của Sở Tài chính về thực hiện Kế hoạch Chiến lược phát triển Thanh tra Sở Tài chính đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

 

Trong không khí vui mừng, phấn khởi, phấn đấu thi đua hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ được giao; hướng tới kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống ngành Thanh tra Tài chính (20/11/1945 – 20/11/2020), 75 năm ngày truyền thống ngành Thanh tra Việt Nam (23/11/1945 – 23/11/2020) và 45 năm ngày truyền thống ngành Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh (11/1975 – 11/2020); thi đua lập thành tích chào mừng các ngày Lễ lớn của Đất nước;
Sở Tài chính thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị ôn lại truyền thống Thanh tra Tài chính và đánh giá kết quả công tác thanh tra tài chính giai đoạn 2016-2020 theo Kế hoạch số 5132/KH-STC-TTra ngày 15/7/2016 của Sở Tài chính về thực hiện Chiến lược phát triển Thanh tra Sở Tài chính đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
I.Ngay từ những ngày đầu Cách mạng tháng Tám thành công, trong Tuyên cáo của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà công bố Chính phủ Lâm thời (nội các thống nhất quốc gia) ngày 28/8/1945, đã nêu Bộ Tài chính do ông Phạm Văn Đồng làm Bộ trưởng.
Ngày 20/11/1945, Bộ trưởng Bộ Tài chính Phạm Văn Đồng đã ký Nghị định số 56/TC cử ông Lê Trần Đức làm Tổng Thanh tra Tài chính. Kể từ đó, ngày 20/11 hàng năm được chọn làm Ngày truyền thống của Thanh tra Tài chính Việt Nam. Ngày 29/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 75-SL quy định tổ chức bộ máy Bộ Tài chính, tại Điều 1 và Điều 6 quy định thành lập Nha Thanh tra Tài chính.
Ngày 14/4/1948 Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 159/SL ấn định nhiệm vụ của Nha Tổng Thanh tra Tài chính. Sắc lệnh quy định, nhiệm vụ của Nha Tổng thanh tra tài chính bao gồm: Chấn chỉnh và hợp lý hoá công việc kế toán của các cơ quan các cấp; thanh tra kiểm soát việc thi hành thể lệ kế toán và tài chính của cơ quan trực tiếp hay gián tiếp dưới quyền điều khiển của Chính phủ; điều tra những việc có liên quan đến tài chính và kế toán để lập bảng kê. Khi thừa hành nhiệm vụ, Thanh tra Tài chính có giấy uỷ nhiệm của Tổng Thanh tra Tài chính, được hưởng đặc quyền tài phán định đoạt sự truy tố thuộc quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
75 năm xây dựng và phát triển của ngành Thanh tra gắn bó mật thiết với từng giai đoạn lịch sử của cách mạng Việt Nam, mỗi thời kỳ đều thể hiện sự lớn mạnh về mọi mặt, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Trải qua 75 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay ngành Thanh tra Tài chính đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, Ngành luôn chủ động bám sát mọi chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước để phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao. Kết quả công tác thanh tra đã giúp phát hiện những bất cập, hạn chế nảy sinh trong cơ chế quản lý kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời điểm nào, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức ngành Thanh tra luôn nguyện phấn đấu, học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ những điều giản dị nhất trong cuộc sống và công tác, giữ gìn phẩm chất cao quý của ngành là “trung thành, tận tụy, gương mẫu, liêm khiết, khách quan, công tâm” góp phần xây dựng ngành Thanh tra trong sạch, vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó.
Góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ của Sở Tài chính, trong mỗi giai đoạn Thanh tra Sở Tài chính thành phố Hồ Chí Minh từng bước có sự phát triển mới, tổ chức và hoạt động được củng cố, kiện toàn; nâng cao chất lượng hoạt động đáp ứng yêu cầu đặt ra trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay.
 

 

II.Nhằm tham mưu triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 5132/KH-STC-TTra ngày 15/7/2016 của Sở Tài chính thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện Chiến lược phát triển Thanh tra Sở Tài chính đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với các nhiệm vụ đến năm 2020 là: Tập trung nâng cao vị trí, vai trò của Thanh tra Sở Tài chính; kiện toàn tổ chức, bộ máy của Thanh tra Sở Tài chính; đổi mới phương thức hoạt động; đổi mới công tác cán bộ; tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc phục vụ hoạt động thanh tra. Thanh tra Sở Tài chính đã đề ra các giải pháp nhằm tập trung nâng cao năng lực hoạt động của công chức Thanh tra trong tình hình mới; Kết quả thực hiện Kế hoạch giai đoạn từ khi triển khai (tháng 7/2016 đến năm 2020), đạt được cụ thể sau:
1. Công tác thanh tra:
- Đã triển khai hoàn thành 74/71 đoàn thanh, kiểm tra, đạt 104,2% so với kế hoạch, trong đó 71/71 đoàn thanh, kiểm tra theo Kế hoạch thanh tra, kiểm tra tài chính hàng năm đã được Giám đốc Sở phê duyệt và 03 đoàn thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố.
           - Tập trung, tạo sự chuyển biến trong công tác thanh tra hành chính tại các phòng, đơn vị trực thuộc Sở. Thanh tra Sở Tài chính đã chú trọng tham mưu xây dựng kế hoạch và tổ chức 08 đoàn thanh tra hành chính tại các phòng chuyên môn thuộc Sở liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Tăng cường công tác giám sát hoạt động của đoàn thanh tra, Chánh Thanh tra ban hành quyết định phân công tổ giám sát để thực hiện giám sát đoàn thanh tra hoặc trực tiếp giám sát các đoàn thanh, kiểm tra nhằm đảm bảo các đoàn thanh tra thực hiện theo quy trình quy định.
- Thể hiện được vai trò của thanh tra tài chính trong công tác quản lý nhà nước về tài chính, tài sản nhà nước,… Chú trọng việc phát hiện các sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật và nâng cao chất lượng các kiến nghị qua hoạt động thanh tra. Qua thanh tra, kiểm tra đã kịp thời nắm được thực trạng việc thực hiện chính sách, pháp luật về tài chính; kịp thời chấn chỉnh những sai sót đối với các cá nhân, tổ chức; xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định đối với các hành vi vi phạm chính sách và đề xuất, kiến nghị với các cơ quan hữu quan về các biện pháp khắc phục những bất cập, những khó khăn vướng mắc trong việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách liên quan đến lĩnh vực tài chính.
- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá đối với các cá nhân, tổ chức trên địa bàn thành phố.
+ Đã phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành 24 quận huyện kiểm tra 3.648 lượt về việc niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết tại các siêu thị, cửa hàng, đại lý bán hàng thiết yếu thuộc Chương trình bình ổn thị trường, chợ truyền thống, các điểm kinh doanh dịch vụ giữ xe, các cửa hàng, đại lý kinh doanh gas và các điểm kinh doanh khác; qua kiểm tra đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 370 trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật, số tiền phạt là 2.255.099.000 đồng và kịp thời đề xuất các giải pháp nhằm ổn định giá cả thị trường.
+ Đã tổ chức thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về kê khai giá đối với 40 doanh nghiệp, xử lý xử phạt nghiêm đối với 28 doanh nghiệp có hành vi vi phạm, tổng số tiền phạt là 943.097.963 đồng. Thông qua công tác thanh, kiểm tra đã hướng dẫn, tuyên truyền pháp luật về giá; các doanh nghiệp đã khắc phục, chấp hành ngay việc thực hiện kê khai giá theo quy định, đồng thời đã rà soát, chấn chỉnh công tác thực hiện nhiệm vụ của công chức quản lý.
- Tăng cường công tác xử lý sau thanh tra nhằm kiểm tra, theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện kiến nghị Kết luận thanh tra.Đã theo dõi, đôn đốc 28 Kết luận thanh tra với tổng số là 671 kiến nghị. 654/671 kiến nghị đã có báo cáo tình hình và kết quả thực hiện, đạt 97,5% (các kiến nghị khác còn đang trong thời gian thực hiện). Kết quả thực hiện 654 kiến nghị, cụ thể như sau:
+ 162/162 kiến nghị xử lý hành chính, đạt tỷ lệ 100%;
+ 112/125 kiến nghị xử lý kinh tế, đạt tỷ lệ 89,6%:
      .77/84 kiến nghị nộp NSNN theo quyết định thu hồi, trong đó kiến nghị thu hồi nộp NSNN là 10.792.018.144 đồng, các đơn vị đã thực hiện nộp tiền vào NSNN số tiền là 8.845.048.903 đồng, số tiền giảm trừ là 1.335.701.927 đồng.
      . 35/41 kiến nghị về xử lý kinh tế khác, trong đó kiến nghị thu hồi nộp NSNN là 24.882.280.456 đồng (đã nộp tiền vào NSNN); kiến nghị xử lý khác số tiền là 6.740.171.681 đồng, đã nộp tiền vào NSNN: 58.741.970.430 đồng.
+361/366 kiến nghị về cơ chế chính sách, đạt 98,6%.
+ 01/01 kiến nghị chuyển cơ quan điều tra, đạt 100%.
2. Công tác kiện toàn tổ chức, bộ máy của Thanh tra Sở Tài chính; đổi mới phương thức hoạt động; đổi mới công tác cán bộ:
- Sắp xếp lại tổ chức, bộ máy:
+ Kiện toàn tổ chức và hoạt động của bộ phận chuyên trách về công tác tiếp công dân (Tổ tiếp công dân), bộ phận xử lý sau thanh tra của Thanh tra Sở theo Luật Thanh tra và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Tổ chức phân công, phân nhiệm trong lãnh đạo Thanh tra và phân công nhiệm vụ cụ thể của 05 Tổ chuyên môn đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế làm việc của Thanh tra Sở Tài chính (Quyết định số 4220/QĐ-STC ngày 11/7/2019 của Sở Tài chính).
+ Luôn quán triệt và chấp hành nghiêm việc chuyển đổi vị trí công tác theo quy định. Hàng năm đã thực hiện rà soát, thống kê công chức thanh tra đến hạn phải chuyển đổi vị trí công tác theo quy định tại Thông tư số 10/2014/TT-TTCP ngày 24/11/2014 của Thanh tra Chính phủ.
- Tập huấn, đào tạo:
+ Chú trọng công tác giáo dục pháp luật: Luật Thanh tra, Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Ngân sách nhà nước, các Luật và văn bản hướng dẫn có liên quan nhằm nâng cao kiến thức, trình độ nghiệp vụ phục vụ công tác chuyên môn.
+ Để nâng cao trình độ nghiệp vụ, Ban Giám đốc Sở và Lãnh đạo Thanh tra luôn quan tâm, khuyến khích, tạo điều kiện cho công chức Thanh tra tham gia các khóa đào tạo, các lớp bồi dưỡng trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ về công tác thanh tra để nâng cao chất lượng xử lý công việc, nâng cao năng lực thanh tra, cụ thể:
.Đã cử 274 lượt công chức Thanh tra tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, tập huấn do Thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra Thành phố, Sở Tài chính, Sở Nội vụ và các cơ quan khác tổ chức.Mời báo cáo viên tập huấn Thông tư số 107/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp và công tác quản lý tài chính, tài sản nhà nước cho công chức Thanh tra và công chức các phòng có liên quan thuộc Sở trong 04 ngày.
 

 

. Tổ chức 10 đợt sinh hoạt chuyên đề về Luật thanh tra và các văn bản hướng dẫn; về Luật giá và công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá; về công tác xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra; về Quy trình thanh tra tài chính tại các cơ quan hành chính; về công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý phí, lệ phí trên địa bàn thành phố; về những điểm mới của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 và những nội dung liên quan đến công tác tài chính, gắn với trách nhiệm thanh tra tài chính; về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, sử dụng tài sản công.
. Định kỳ 06 tháng, năm, tổ chức họp giao ban với đại diện Ủy ban nhân dân quận huyện và Đoàn Kiểm tra liên ngành về giá 24 quận - huyện để đánh giá, rút kinh nghiệm và triển khai nhiệm vụ kế hoạch trọng tâm về công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá. Đồng thời trao đổi, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn về công tác kiểm tra giá với Trưởng đoàn và thành viên Đoàn kiểm tra liên ngành quận - huyện.
 

 

.Duy trì, thường xuyên trao đổi nghiệp vụ với Thanh tra Thành phố, Thanh tra các Sở ngành thuộc Khối thi đua 2, Thanh tra các sở ngành trong phối hợp công tác. Chủ trì tổ chức cuộc họp trao đổi và thống nhất một số nội dung liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá và xử lý vi phạm hành chính về giá giữa Thanh tra Sở Tài chính với Thanh tra thành phố và Thanh tra các sở ngành: Sở Công thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
+ Đã tổ chức 02 đợt trao đổi, học tập kinh nghiệm tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc nhằm nâng cao năng lực Thanh tra Sở.
+ Thường xuyên viết bài đăng bản tin trang Web của Sở tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các văn bản mới liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra; về kết quả công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, qua đó góp phần chấn chỉnh các hành vi vi phạm, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các cá nhân, đơn vị.
- Đổi mới công tác cán bộ:
+ Tổng số cán bộ công chức Thanh tra đến năm 2020 là 31 người, giảm 04 công chức so với đầu kỳ báo cáo (35 công chức), tương đương giảm 11,5%; số lượng nhân sự có sự biến động tăng, giảm qua các năm.
* Đến thời điểm báo cáo, tình hình nhân sự của Thanh tra Sở Tài chính như sau:
+ Lãnh đạo Thanh tra: 01 Chánh Thanh tra và 03 Phó Chánh Thanh tra, tăng 01 Phó CTT so với đầu kỳ báo cáo.
+ Thanh tra viên chính: 10, chiếm tỷ lệ 32,3%; tăng 8, tương đương tăng 400% so với đầu kỳ báo cáo; vượt 22,3% so với kế hoạch (Kế hoạch phấn đấu đến năm 2020: 10% CC Thanh tra được bổ nhiệm ngạch thanh tra viên chính).
+ Thanh tra viên: 19, chiếm tỷ lệ 61,3%; giảm 06, tương đương giảm 24% so với đầu kỳ báo cáo; đạt 76,6% so với kế hoạch (Kế hoạch phấn đấu đến năm 2020: 80% CC Thanh tra được bổ nhiệm ngạch thanh tra viên).
+ Chuyên viên: 02, chiếm tỷ lệ 6,4%; giảm 06, tương đương giảm 22,6% so với đầu kỳ báo cáo. Trong năm 2020, đã lập hồ sơ gửi Thanh tra Thành phố đề nghị xét bổ nhiệm thanh tra viên đối với 01 công chức đủ điều kiện và 01 công chức tham dự lớp bồi dưỡng thanh tra viên.
+ Trình độ chuyên môn: 100% công chức Thanh tra có trình độ phù hợp với vị trí việc làm, trình độ từ đại học trở lên, trong đó Thạc sĩ: 10, chiếm tỷ lệ 32%, tăng 07 so với đầu kỳ báo cáo, ngoài ra 02 công chức đang học cao học, chuẩn bị bảo vệ luận văn thạc sĩ.
+ Trình độ ngoại ngữ, tin học: 100% công chức Thanh tra đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định.
+ Trình độ lý luận chính trị: 100% công chức Thanh tra đều đạt trình độ từ trung cấp trở lên, trong đó: Cao cấp: 06 (tăng 05 so với đầu kỳ báo cáo) và Trung cấp: 25 (tăng 01 so với đầu kỳ báo cáo).
3. Đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc:
- Đầu tư trang thiết bị, phương tiện làm việc; 100% CBCC Thanh tra được trang bị máy tính để làm việc, trang bị 08 laptop để phục vụ cho công tác thanh tra và xử lý hồ sơ qua chương trình phần mềm quản lý văn bản; trang bị ổ cứng di động để lưu trữ các file văn bản thanh tra; quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phục vụ công tác thanh tra ngày càng tốt hơn.
- Đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm trong công tác triển khai, chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra. Trang bị máy ghi âm, máy chụp hình, hệ thống camera quan sát tại khu vực phòng tiếp dân để phục vụ cho công tác tiếp công dân.
- Tăng cường kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác đào tạo, bồi dưỡng về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Ngoài nguồn kinh phí khoán chi theo chế độ tự chủ của Sở, CBCC Thanh tra được đảm bảo chính sách, chế độ đãi ngộ từ nguồn kinh phí không thực hiện tự chủ (phụ cấp trách nhiệm theo nghề của TTV, thâm niên nghề, bồi dưỡng CBCC làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn) và từ kinh phí được trích từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra (phụ cấp lưu trú khi tham gia đoàn, đào tạo, bồi dưỡng,…).
4. Ngoài ra, Thanh tra Sở Tài chính đã tổ chức thực hiện tốt các hoạt động, phong trào:
- Công tác xã hội: Thanh tra Sở đã phối hợp với Đoàn thanh niên Bệnh viện Mắt tổ chức 02 đợt công tác xã hội tại Huyện Hóc Môn và Tỉnh Ninh Thuận: khám mắt, phát thuốc miễn phí và tặng 600 phần quà cho đối tượng chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền trên 100 triệu đồng;
- Tổ chức về nguồn: Đền Bến Dược, Khu di tích Địa đạo Củ Chi; thăm hỏi, phụng dưỡng mẹ VNAH…
- Hoạt động góp phần công tác phòng chống dịch bệnh: Tự tay làm nón chắn giọt bắn tặng đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Ung bướu…
- Đóng góp xây dựng nhà tình thương; hỗ trợ tặng 6 tấn gạo cho người có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách huyện Củ Chi…vào dịp Têt và trong mùa chống dịch Covid vừa qua.
 

 

5. Thành tích:Với sự nỗ lực và Kết quả đạt được như trên, Thanh tra Sở Tài chính đã được Ủy ban nhân dân Thành phố khen tặng các danh hiệu:
. Liên tục 04 năm liền (năm 2016, 2017, 2018, 2019): Ủy ban nhân dân Thành phố khen tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ góp phần tích cực trong phong trào thi đua của Thành phố”;
. Liên tục 03 năm liền (năm 2018, 2019, 2020): Thanh tra Sở Tài chính nhận Bằng khen Ủy ban nhân dân Thành phố, vì có thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức, chăm lo Tết Nguyên đán;
. Năm 2017: nhận Bằng khen Ủy ban nhân dân Thành phố “Thanh tra Sở Tài chính đã có thành tích xuất sắc trong công tác triển khai, tổ chức, thi hành Luật thanh tra trên địa bàn thành phố”, nhân Hội nghị tổng kết đánh giá 06 năm thi hành Luật Thanh tra (01/7/2011 – 30/6/2017).
* Phương hướng:
 

 

1/ Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 5132/KH-STC-TTra của Sở Tài chính về thực hiện Chiến lược phát triển Thanh tra Sở Tài chính đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030).
2/Tham mưu xây dựng Kế hoạch thanh, kiểm tra tài chính năm đảm bảo theo định hướng của Bộ Tài chính, hướng dẫn của Thanh tra Thành phố và triển khai thực hiện hoàn thành Kế hoạch hàng năm đã được Giám đốc Sở phê duyệt.
3/ Tiếp tục đề ra các giải pháp để phát huy những ưu điểm, kết quả đạt được nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra tài chính tại Sở Tài chính góp phần hoàn thành nhiệm vụ được giao./.

Số lượt người xem: 3460    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

Tìm kiếm