SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
2
7
5
3
9
4
1
Tin tức sự kiện 15 Tháng Tám 2014 10:05:00 SA

Nói đi đôi với làm

Trong buổi lễ chào cờ đầu tuần sáng thức hai ngày 21/07/2014, Chi bộ Đầu tư sửa chữa đã kể câu chuyện về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với chủ đề "Nói đi đôi với làm"

 

Bác Hồ tại Hội nghị phổ biến máy cấy công cụ cải tiến ở Từ Liêm, Hà Nội, tháng 7/1960. (Ảnh: Tư liệu)

Bác Hồ tại Hội nghị phổ biến máy cấy công cụ cải tiến ở Từ Liêm, Hà Nội, tháng 7/1960. (Ảnh: Tư liệu)

Bác Hồ tại Hội nghị phổ biến máy cấy công cụ cải tiến ở Từ Liêm, Hà Nội, tháng 7/1960. (Ảnh: Tư liệu)

Bác Hồ tại Hội nghị phổ biến máy cấy công cụ cải tiến ở Từ Liêm, Hà Nội, tháng 7/1960. (Ảnh: Tư liệu)
 
Đi trước thể hiện ở hành vi, trước tiên là hành vi đạo đức, lo trước thiên hạ, hưởng sau thiên hạ. Như vậy, đi trước là biểu hiện của một sự hy sinh, đồng thời là một sự nhún nhường. Đã có lần Bác dạy: Hô hào người ta tiết kiệm thì mình phải tiết kiệm trước đã, chớ nên “ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”. Năm 1947, trong “Thư gửi các bạn Thanh niên” Bác đòi hỏi đoàn viên và nhất là cán bộ đoàn: “Các sự hy sinh khó nhọc thì mình làm trước người ta, còn sự sung sướng thanh nhàn thì mình nhường người ta hưởng”.
Sức thuyết phục mạnh mẽ trong tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh là ở chỗ, nói luôn luôn đi đôi với làm, dù việc lớn hay nhỏ, tự mình phải làm gương trước. Người quan niệm: “Muốn hướng dẫn nhận dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước…”; ‘tự mình phải chính trước, mới giúp người khác chính, mình không chính mà muốn người khác chính là vô lý”. “Nếu chính mình tham ô bảo người ta liêm khiết có được không? Không được. Mình trước hết phải siêng năng, trong sạch thì mới bảo người ta trong sạch, siêng năng được”. Sinh thời, khi đi thăm các đơn vị, địa phương, Bác thường không báo trước. Bởi báo trước tất có sự chuẩn bị, và sự chuẩn bị đó có thể làm mất đi cái thật, kèm theo cả sự lãng phí. Khi đến thăm, Bác không chỉ ngồi nghe báo cáo và tiếp đó, mà Người còn xuống thăm anh em nấu ăn, thăm những người cán bộ, chiến sĩ bình thường xem họ sinh hoạt, ăn, ở ra sao. Nhiều lần để tránh tiệc tùng tốn kém, lãng phí, Bác và đoàn công tác chuẩn bị cơm nắm, sau hội nghị ra bóng mát ăn cơm.
“Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”, tấm gương nói đi đôi với làm của Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt nguồn từ quan niệm của Người, từ lòng dạ trong sáng, chính tâm, thật sự nêu gương của Người. Cuộc sống hôm nay đã có sự phát triển hơn nhiều lần so với thời Bác còn sống, cái ăn, cái mặc, không còn là nỗi lo thường trực trong đại đa số nhân dân như xưa. Nhưng bài học về nói và làm của Bác vẫn luôn là bài học và là tấm gương cho mỗi người.
Như Bác đã từng nói: “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên”. Học ở Bác Hồ kính yêu, nói và làm, đấu tranh để khắc phục tình trạng nói nhiều, làm ít; nói một đằng, làm một nẻo; hoặc nói cho người khác làm, vô cảm trước những bức xúc của người khác, của nhân dân, đó là trách nhiệm, là lương tâm, là một trong những cái Đức cao quý mà người cán bộ, đảng viên chúng ta luôn cần phải rèn luyện, không chỉ trong công việc mà còn được thực hiện trong cuộc sống hàng ngày”.

Chi bộ ĐTSC


Số lượt người xem: 4864    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

Tìm kiếm