SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
2
7
5
5
4
0
1
Tin tức sự kiện 09 Tháng Mười Hai 2014 3:10:00 CH

Nâng cao hiệu quả việc chấp hành thời hạn thanh tra hành chính

Thời hạn thanh tra là khoảng thời gian được Luật Thanh tra xác định rõ cho mỗi cuộc thanh tra hành chính theo thẩm quyền, đây là một trong những vấn đề mà các Đoàn thanh tra hay “mắc” phải trong quá trình thực hiện Quyết định thanh tra. Tại khoản 1, Điều 45 Luật Thanh tra năm 2010 thời hạn tiến hành một cuộc thanh tra được quy định: “…Cuộc thanh tra do thanh tra huyện, thanh tra Sở tiến hành không quá 30 ngày, ở miền núi biên giới hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày. Thời hạn cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra, đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra, việc kéo dài thời gian thanh tra do người ra quyết định thanh tra quyết định”.

 

Để việc chấp hành thời gian của các Đoàn thanh tra hành chính theo đúng quy định của Pháp luật thanh tra, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau đây:
1. Tổ chức Thanh tra các cấp cần quán triệt đầy đủ, sâu sắc cho cán bộ, thanh tra viên có ý nghĩa của việc chấp hành đúng quy định thời hạn thanh tra, nhằm tăng cường tính chuyên nghiệp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác thanh tra.
2. Các yếu tố trong Quyết định thanh tra: thời hạn thanh tra, nội dung thanh tra, thành viên đoàn thanh tra phải phù hợp, đảm bảo, cân đối, tránh tình trạng khập khiễng, không phù hợp. Coi trọng việc xây dựng, duyệt đề cương, kế hoạch thanh tra: kế hoạch thanh tra phải chi tiết, cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm. Tiến hành thanh tra trực tiếp Trưởng đoàn thanh tra phải bám sát yêu cầu nội dung thanh tra để phân bổ thời gian, bố trí nhân lực có nghiệp vụ chuyên sâu, đồng đều, hợp lý, thực hiện đúng đề cương, kế hoạch, lịch công tác đã được phê duyệt.
3. Đề cao vai trò trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra (hoặc người được giao) trong việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra, tham mưu văn bản kết luận, quyết định xử lý phải chính xác kịp thời, đầy đủ các cơ sở lý luận, chứng cứ để kết luận vụ việc. Việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra cần phải chủ động thực hiện ngay trong quá trình thanh tra trực tiếp, khi đã có một phần kết quả thanh tra, không nên chờ đến khi kết thúc thanh tra trực tiếp tại đơn vị mới bắt tay xây dựng báo cáo; Báo cáo kết quả thanh tra với kết luận thanh tra phải đảm bảo tính hệ thống, thống nhất, kết luận phải khái quát và chứa đựng được đầy đủ các nội dung chính cần nêu, cần xử lý trong báo cáo, tránh tình trạng báo cáo không ăn nhập gì với kết luận, phải sửa đi, sửa lại nhiều lần. Đối với những vụ việc phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, thống nhất quan điểm, nội dung xử lý kết quả thanh tra, không nên có tình trạng không thống nhất trong kết quả thanh tra giữa các cấp các ngành, giữa cơ quan thanh tra với đối tượng thanh tra, dẫn đến việc xử lý sau thanh tra bị chậm trễ, vướng mắc.
4. Tăng cường chỉ đạo, giám sát của lãnh đạo trong việc thực hiện nội dung và thời gian của các Đoàn thanh tra để kịp thời uốn nắn, bổ cứu trong quá trình thanh tra;
5. Có cơ chế khen thưởng kịp thời đối với các trưởng đoàn, thành viên đoàn thanh tra chấp hành đúng thời hạn thanh tra, thực hiện tốt nhiệm vụ.
Thanh tra

Số lượt người xem: 2892    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

Tìm kiếm