SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
2
7
8
3
7
5
9
Tin tức sự kiện 26 Tháng Ba 2012 3:50:00 SA

Quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí NSNN bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật

Ngày 16/3/2012, liên Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên tịch số 47/2012/TTLT-BTC-BTP quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí NSNN bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.

 

Theo đó, Thông tư này quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (sau đây gọi chung là văn bản), bao gồm các văn bản sau: Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp; Quyết định của Uỷ ban nhân dân các cấp; Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân các cấp.

Tại Thông tư cũng đã hướng dẫn cụ thể về nguyên tắc lập dự toán, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí xây dựng và hoàn thiện văn bản của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Các hoạt động xây dựng và hoàn thiện văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; Nội dung chi cho các hoạt động xây dựng và hoàn thiện văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Theo đó, kinh phí ngân sách nhà nước được chi cho các việc như: Chi cho việc tập hợp, rà soát văn bản; Chi dịch, hiệu đính tài liệu, văn bản tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số sang tiếng Việt và ngược lại (nếu có); Chi cho việc tổ chức tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật về các vấn đề liên quan đến quá trình xây dựng và hoàn thiện văn bản; Chi tổ chức điều tra thống kê, khảo sát và đánh giá các vấn đề liên quan phục vụ quá trình nghiên cứu, lập đề nghị xây dựng văn bản; lập dự kiến chương trình xây dựng văn bản; soạn thảo văn bản và thi hành pháp luật; Chi tổ chức họp, tọa đàm, hội thảo, hội nghị phục vụ trực tiếp cho các hoạt động xây dựng, hoàn thiện văn bản và thi hành pháp luật; Chi soạn thảo các loại đề cương, bản thuyết minh, tờ trình; đề nghị xây dựng văn bản; dự kiến chương trình xây dựng văn bản; dự thảo văn bản và báo cáo theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật….
Ngoài ra, Thông tư liên tịch cũng quy định rõ mức chi cho các nội dung trong hoạt động xây dựng và hoàn thiện văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Định mức phân bổ kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; Lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Theo đó, chi xây dựng đề cương chi tiết dự thảo văn bản quy định: Nghị quyết mới hoặc thay thế: mức chi tối đa 900.000 đồng/đề cương; Nghị quyết sửa đổi, bổ sung: mức chi tối đa 600.000 đồng/đề cương. Quyết định của Ủy ban nhân dân:Quyết định mới hoặc thay thế: mức chi tối đa 850.000 đồng/đề cương; Quyết định sửa đổi, bổ sung: mức chi tối đa 550.000 đồng/đề cương. Chỉ thị của Ủy ban nhân dân: mức chi tối đa 500.000 đồng/đề cương. Chi soạn thảo văn bản; Chi soạn thảo các loại báo cáo phục vụ công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản; Chi soạn thảo văn bản góp ý; báo cáo thẩm định, thẩm tra văn bản; Chi chỉnh lý hoàn thiện đề cương nghiên cứu, các loại báo cáo, bản thuyết minh, tờ trình, dự thảo văn bản: mức chi tối đa 150.000 đồng/lần chỉnh lý; Chi cho cá nhân tham gia họp, hội thảo, tọa đàm, hội nghị: Chủ trì: mức chi 150.000 đồng/người/buổi họp; Các thành viên tham dự: mức chi 100.000 đồng/người/buổi họp; Ý kiến tham luận bằng văn bản của thành viên tham dự: mức chi tối đa 200.000 đồng/văn bản…
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/ 5/ 2012 và thay thế Thông tư liên tịch số 09/2007/TTLT-BTP-BTC ngày 15 /11/ 2007 của liên Bộ Tài chính - Tư pháp hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân./.
(Theo Website Bộ Tài chính)

Số lượt người xem: 4104    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

Tìm kiếm