SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
2
7
7
8
4
0
2
Tin tức sự kiện 12 Tháng Tư 2013 8:20:00 SA

Cần, kiệm, liêm, chính

Sáng thứ 2 (ngày 08/04/2013), đại diện Chi bộ Văn phòng đã kể một câu chuyện về tấm gương và đạo đức của Bác với chủ đề: “Cần, kiệm, liêm, chính”.


Rèn luyện và tu dưỡng đạo đức là vấn đề quan tâm hàng đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo Người:
                “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
                Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
                Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
                Thiếu một mùa, thì không thành trời,
                Thiếu một phương, thì không thành đất.
                Thiếu một đức, thì không thành người”
CẦN
Tức là “Siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai” và nếu đã cần thì việc gì, dù khó khăn mấy, cũng làm được.
Người chỉ ra cách thực hiện CẦN sao cho có kết quả. Đó là làm việc phải có kế hoạch, dù công việc gì, to hay nhỏ, lớn hay bé, đều phải sắp xếp khoa học và tính toán cẩn thận. Phân công công việc theo năng lực của từng người, như vậy sẽ không bị mất thời gian và hiệu quả công việc cao.
Cần phải đi đôi với chuyên. Nếu không chuyên thì cũng vô ích. Cần không phải là xổi. Phải biết nuôi dưỡng sức khỏe, tinh thần và lực lượng để làm việc lâu dài.
KIỆM
Kiệm là thế nào?
Là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi.
Cần với Kiệm, phải đi đôi với nhau như hai chân của con người.
Cần mà không Kiệm, “thì làm chừng nào xào chừng ấy”. Cũng như một cái thùng không có đáy, nước đổ vào chừng nào, chảy hết ra chừng ấy, không lại hoàn không.
Kiệm mà không Cần, thì không tăng thêm, không phát triển được. Mà vật gì không tiến tức phải thoái. Cũng như cái thùng chỉ được một ít nước, không tiếp tục đổ thêm vào, lâu ngày chắc nước đó sẽ hao bớt dần, cho đến khi khô kiệt.
Tiết kiệm không phải là bủn xỉn.
Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm.
Việc đáng tiêu mà không tiêu, là bủn xỉn chứ không phải là kiệm.
Tiết kiệm phải kiên quyết không xa xỉ.
Việc đáng làm trong 1 giờ, mà kéo dài 2, 3 giờ, là xa xỉ.
Hao phí vật liệu, là xa xỉ.
Ăn sang mặc đẹp trong lúc đồng bào đang thiếu cơm, thiếu áo, là xa xỉ.
Vì vậy xa xỉ là có tội với Tổ quốc, với đồng bào.
LIÊM
Liêm là trong sạch, không tham lam.
Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến, những người làm quan không đục khoét dân, thì gọi là Liêm, chữ Liêm ấy chỉ có nghĩa hẹp.
Cũng như ngày xưa trung là trung với vua. Hiếu là hiếu với cha mẹ mình thôi.
Ngày nay, nước ta là dân chủ cộng hòa, chữ Liêm có nghĩa rộng hơn; là mọi người đều phải Liêm. Cũng như Trung là trung với Tổ quốc; hiếu là hiếu với nhân dân; ta thương cha mẹ ta, mà còn phải thương cha mẹ người, phải làm cho mọi người đều biết thương cha mẹ.
Chữ Liêm phải đi đôi với chữ Kiệm. Cũng như chữ Kiệm phải đi đôi với chữ Cần. Kiệm mới Liêm được. Vì xa xỉ mà sinh tham lam…
CHÍNH
Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắng. Điều gì không đứng đắn, thẳng thắn, tức là tà.
Cần, Kiệm, Liêm, là gốc rễ của Chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có nhành, lá, hoa, quả mới là hoàn toàn. Một người phải Cần, Kiệm, Liêm nhưng còn phải Chính mới là người hoàn toàn.
Trên quả đất, có hàng muôn triệu người. Song số người ấy có thể chia làm hai hạng: người Thiện và người Ác.
Trong xã hội, tuy có trăm công, nghìn việc. Song những công việc ấy có thể chia làm hai thức: việc Chính và việc Tà.
Làm việc Chính, là người Thiện.
Làm việc Tà, là người Ác.
Siêng năng (cần), tần tiện (kiệm), trong sạch (liêm), Chính là Thiện
Lười biếng, xa xỉ, tham lam, là tà, là ác…
Chi bộ Văn phòng

 


Số lượt người xem: 22135    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

Tìm kiếm